INTR THƯ MỤC SÁCH VỀ BIỂN ĐẢO

BÀI TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU SÁCH VỀ BIỂN ĐẢO

THÁNG 3/2025

 

I.Mục đích:                                                                                                     

Tuyên truyền sách nhằm giới thiệu với bạn đọc những cuốn sách hay, cuốn sách mới có trong thư viện và đồng thời giúp các em tiếp cận dễ hơn với cuốn sách mình cần tìm.

II. Hình thức tuyên truyền.

    Tuyên truyền miệng.

III. Thời gian thực hiện

  - Trong giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần

  - Người thực hiện: CBTV

IV. Nội dung:

Tên sách:Thư mục sách về Biển Đảo

  Kính thưa quý thầy cô giáo!

 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!  

  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Biển, đảo Việt Nam ngày nay có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Biển là sân trước, vùng cửa ngõ của quốc gia; đồng thời là không gian chủ quyền, cương vực lãnh thổ của quốc gia ven biển. Các vùng biển, đảo và bờ biển nước ta liên quan trực tiếp tới an ninh – quốc phòng, bảo vệ kinh tế và tài nguyên biển; đó cũng là vùng kinh tế quan trọng, có tính chất quyết định trong chiến lược phát triển của đất nước hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh tình hình biển Đông như hiện nay, công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp thiết và lâu dài. Đó là công cuộc tuyên truyền về lòng yêu nước, những hành về lòng tự hào và trách nhiệm của công dân mỗi người Việt Nam đối với chủ quyền của đất nước mình.

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG SA – HOÀNG SA

 Đi từ Bắc xuống Nam, đầu tiên sẽ là quần đảo Hoàng Sa - gần như ngang tầm với vị trí của thành phố Đà Nẵng, sau đó thẳng xuống là quần đảo Trường Sa - gần như trên một đường thẳng với Côn Đảo và điểm cực nam của Việt Nam thuộc tỉnh Cà Mau. Việc biết vài thông tin cơ bản nhất, cũng như những tên gọi quốc tế của hai đảo này, thiết nghĩ là cần thiết cho những ai chưa biết và muốn tìm thông tin nhanh, tiện lợi và dễ hiểu. Đầu tiên, vài nét về Hoàng Sa: với các đảo rải rác nằm trong khu vực ngang 100 km và dài 250 km.Hoàng Sa là từ Hán Việt, nghĩa tiếng Việt là Cát vàng, hay Bãi cát vàng. Đây là tên do người Việt đặt, còn người Trung Quốc gọi nơi này làTây Sa quần đảo. Trong các tài liệu nước ngoài, Hoàng Sa được gọi là Les îles Paracels trong tiếng Pháp, trong tiếng Anh là Paracel Islands. Hoàng Sa với diện tích khoảng 305km2, gồm 30 đảo lớn nhỏ, ngoài ra còn có vô số những những đảo ngầm, sách cổ của Việt Nam có ghi rằng nơi đây có khoảng 130 đảo, sau này, có thống kê là khoảng 120 đảo chìm nổi. Hiện nay, để dễ hình dung bố trí các đảo, quần đảo Hoàng Sa được chia ra làm 2 nhóm đảo: nhóm An Vĩnh và nhóm Lưỡi Liềm. Ba đảo chính của cả quần đảo Hoàng Sa là: đảo Đá, đảo Cây, đảo Phú Lâm đều thuộc nhóm đá An Vĩnh. Trên đảo Đá có điểm cao nhất trong tất cả đảo cao 14m so với mực nước biển, hiện điểm này cũng chưa được đặt tên. Đảo Đá cũng là nơi mà Trung Quốc xây dựng trạm tình báo bắt tín hiệu. Quần đảo Hoàng Sa theo quy mô hành chính được gọi là huyện đảo Hoàng Sa, thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng từ năm 1982, và có cấp chính quyền cấp huyện từ năm 1997. Tuy vậy, hiện nay hầu như không có dân cư thường định cư trên các quần đảo này, và trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa tạm thời đang ở địa chỉ số 132 đường Yên Bái, thành phố Đà Nẵng

 Ngày trước, tàu bè và ngư dân Việt Nam vẫn tự do đi lại và hoạt động ngư nghiệp tại vùng biển này, nhưng hiện giờ tình hình leo thang căng thẳng bằng việc tàu hải quân Trung Quốc dùng vũ lực va chạm với tàu ngư dân Việt Nam, cũng như việc Trung Quốc lắp dàn khoan trái phép trong khu vực này. Vài nét về Trường Sa: với các đảo nằm trong một khu vực chiều ngang là 800 km và chiều dài là 600 km. Trường Sa còn phức tạp hơn vì nằm trong khu vực tranh chấp không chỉ với Trung Quốc mà còn với 4 nước khác là: Brunei, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Vì vậy, cách gọi Trường Sa trên báo chí quốc tế hiện nay cũng có nhiều tên gọi hơn: Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo, tiếng Pháp là Les îles des Spratleys, tiếng Anh là Spratly Islands, tiếng Mã Lai và Indonesia thường gọi là Kepulauan Spratly. Trường Sa có hơn 100 đảo, theo nhiều tài liệu khác nhau có thể xê dịch từ 137 đến 160 đảo lớn nhỏ, chìm nổi, rạn đá, san hô,... Tuy nhiên, tổng diện tích đất nổi của quần đảo này chỉ khoảng 5km2 vì phần lớn là đảo chìm và san hô. Quần đảo Trường Sa được chia ra làm 3 cụm theo mật độ dày-thưa và kích thước của các đảo, theo đó đi theo chiều kim đồng hồ, ta có: - Cụm 1 lấy phía bắc của quần đảo với các đảo đồng đều về kích thước và mật độ dày đặc: cặp đảo nổi tiếng Song Tử Đông-Song Tử Tây, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, đảo Đá Lớn và đảo Sinh Tồn. - Cụm 2 theo phía đông xuống đông nam với đảo Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Suối Ngà, đá Suối Ngọc, đá Núi Len Tốc Tan, Phan Vinh, Tiên Nữ và Công Đo. - Cụm 3 là phía nam và tây nam. Trong đó, điểm cao nhất của cả quần đảo nằm trên đảo Song Tử Tây, cao 4m so với mực nước biển. Trường Sa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên: hơn 10.000 loài sinh vật sinh sống với khoảng 329 loại san hô khác nhau, và hơn hết là tiềm năng dầu mỏ-khí đốt được xếp vào danh sách bốn vùng ước tính có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang giữ được 21 thực thể địa lý: 7 đảo san hô và cồn, cùng 14 ám tiêu san hô, cũng là số lượng nhiều nhất trong 6 bên đang tranh chấp và chiếm giữ quần đảo Trường Sa. Về mặt hành chính, huyện đảo Trường Sa được thành lập từ năm 1982, hiện nay thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thị trấn Trường Sa, và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động với khoảng 195 cư dân ngoài số lượng nhân viên quân sự, chiến sĩ (theo thống kê năm 2009). Vì có dân cư sinh sống, về mặt kinh tế và đời sống thường ngày có những đặc điểm sau: - vì không có đất trồng trọt nên nông nghiệp không phát triển - hải sản là nguồn lợi và nguồn sống chủ yếu, vì vậy những trang thiết bị xử lý hải sản được cung cấp để xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần hải sản - hiện đã phát triển với diện tích hơn 3000m2 - nằm trên tuyến lưu thông hàng hải nên ý tưởng dự kiến về những cảng biển đang được xem xét để phù hợp điều kiện địa chất thực tế và những cơn bão biển, đá ngầm - xúc tiến các tuyến đường du lịch từ đất liền ra các đảo.

Sau đây Thư viện trường THCS Ama Trang Lơng  xin gửi đến bạn đọc một số cuốn sách viết về biển đảo:

1Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc / Nguyên Minh, Văn Kình, Minh Lân... ; Trần Hoàng Tiến b.s. .- Tái bản lần thứ 1 .- H. : Quân đội nhân dân , 2024 .- 224 tr. : ảnh ; 23 cm .- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
  Tóm tắt: Gồm những câu chuyện sinh động về con người, sự kiện gắn liền với những phần lãnh hải của đất nước Việt Nam. Hình ảnh người chiến sỹ hải quân nhân dân kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của đất liền với quân dân trên các đảo...Đặc biệt , trong cuốn sách có bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chủ quyền biển đảo Vệt Nam....

Có thể nói, đây là cuốn sách đầu tiên đề cập tương đối đa dạng, hấp dẫn thông qua nhiều thể loại báo chí , đầy ắp những nhân chứng, sự kiện về biển, đảo đất nước, góp thêm tiếng nói đanh thép trước những luận điệu xuyên tác về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
   ISBN: 978-604-485-275-1 / 123000đ
  1. Biển.  2. Đảo.  3. Chủ quyền.  4. {Việt Nam}
   I. Xuân Hoà.   II. Minh Lân.   III. Văn Kình.   IV. Nguyên Minh.

2.  Thuỷ hải chiến Việt Nam trong lịch sử / Cao Văn Liên .- H. : Nxb. Hà Nội , 2024 .- 218 tr. ; 23 cm .- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
  Tóm tắt: Gồm những câu chuyện mô tả những trận thuỷ chiến hùng tráng của thuỷ quân Việt Nam như: Thuỷ chiến Bạch Đằng giang 938, Yết Kiêu thuỷ chiến, thuỷ quân chúa Nguyễn đánh tàu Hà Lan, thuỷ chiến Rạch Gầm - Xoài Mút, thuyền đánh cá hải chiến với tàu chiến Mỹ... và vai trò của thuỷ quân Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Cuốn sách mà bạn đọc đang có trong tay có thể đáp ứng phần nào những yêu cầu trên.Sách đã dùng thể loại văn học để chuyển tải thông điệp lịch sử, thể hiện tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, để mô tả những trận thuỷ chiến hùng tráng của thuỷ hải quân Việt Nam.
   ISBN: 978-604-44-0524-7 / 121000đ
  1. Hải quân.  2. {Việt Nam}  3. [Truyện kể]

3.Các nền văn hoá biển ở Việt Nam / Phạm Đức Dương ch.b. .- H. : Tri thức , 2024 .- 239 tr. : hình vẽ, bảng ; 23 cm .- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
   Thư mục trong chính văn
  Tóm tắt: Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn biển của Việt Nam; giới thiệu các nền văn hoá biển ở Việt NamVới mong muốn tiếp tục giới thiệu, phổ biến các giá trị nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Phạm Đức Dương, nhà xuất bản tri thức và công ty cổ phần Tri thức Văn hoá Sách Việt Nam thực hiện xuất bản cuốn sách" Các nền văn hoá biển Việt Nam" cuốn sách cũng đã được nhà xuất bản văn hoá thông tin ấn hành năm 2013 với tên gọi " Biển với người Việt cổ"
   ISBN: 978-604-484-331-5 / 132000đ
  1. Văn hoá.  2. Biển.  3. Lịch sử.  4. {Việt Nam}

4. Hải đoàn cảm tử huyền thoại / Cao Văn Liêm .- H. : Nxb. Hà Nội , 2024 .- 164 tr. ; 23 cm .-   Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, bên cạnh các lực lượng chiến đấu trên bộ, thuỷ hải quân Việt Nam đã đóng góp một vai trò quan trọng trong tác chiến tiêu diệt địch, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.Cuốn sách chủ yếu nói về truyêng thống , vai trò của thuỷ hải chiến của dân tộc ta thời trung đại., trong chiến tranh hiện đại đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng Hải quân của ta, với trang thiết bị, vũ khí lạc hậu so với sức mạnh vượt trội của kẻ thù, lại có thể ngạo nghễ đương đầu và giành chiến thắng, vãn là nhu càu quan tâm tiềm hiểu của nhiều người.Cuốn sách thể hiện lòng tri ân với các anh hùng liệt sĩ của Hải quân cảm tử đã xã thân vì nền độc lập,tự do của tổ quốc.
   ISBN: 978-604-44-0525-4 / 93000đ
  1. Văn học hiện đại.  2. {Việt Nam}  3. [Truyện]

5.Khúc tráng ca về biển : Tiểu thuyết / Chu Lai .- Tái bản lần thứ 2 .- H. : Quân đội nhân dân , 2024 .- 288 tr. ; 23 cm .

  Để tưởng nhớ những người con của lực lượng vận tải biển đã ngã xuống trong cuộc chiến chống phong tỏa, với tất cả tình cảm trân quí, niền tự hòa, biết ơn sâu sắc nhất, mỗi người dân đất Việt thêm tưởng nhớ tới các anh – những người con ưu tú của Tổ quốc.“Khúc tráng ca về biển” tác giả đặt tựa cho cuốn sách là niềm tự hào mỗi khi nhắc đến không gợi sự xa cách bởi những chuyến tàu đã nối dài tình yêu và sự gắn bó ruột thịt giữa đất liền và hải đảo. Và cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, lòng người lại chộn rộn, lại tất bật gửi gắm không khí xuân cùng tình cảm ấm nồng của đất liền tới những người lính đảo, mang hơi thở và linh hồn của biển khi truyền vào lòng bạn đọc tình cảm tự hào về những vùng biển xinh đẹp diễm lệ, nơi có những con người ngày đêm canh giữ vùng biển thân yêu. Ở phần đầu cuốn sách tác giả đã hồi tưởng:
   ISBN: 978-604-485-277-5 / 158000đ
  1. Văn học hiện đại.  2. {Việt Nam}  3. [Tiểu thuyết]
   895.922334 CL.KT 2024

6.Kể chuyện biển đảo Việt Nam . T.4 : Các huyện đảo ở miền Nam / S.t., b.s.: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Lưu Hoa Sơn... .- Tái bản lần thứ 1 .- H. : Giáo dục , 2014 .- 203tr. : ảnh ; 19cm .- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
   Thư mục: tr. 202
  Tóm tắt: Giới thiệu về địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên sinh vật, tiềm năng kinh tế và du lịch của huyện đảo Côn Đảo, Kiên Hải và Phú Quốc
   ISBN: 9786040015082 / 39000đ
  1. Huyện đảo.  2. Kinh tế.  3. Phát triển.  4. Tài nguyên.  5. {Miền Nam}
   I. Lê Mỹ Dung.   II. Lê Thông.   III. Lưu Hoa Sơn.   IV. Nguyễn Minh Tuệ.
   333.91009597 LMD.K4 2014

6. Hoàng Sa Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc . T.2 : Nghĩa tình cả nước với Hoàng Sa - Trường sa / Hồng Châu, Minh Tân (tuyển chọn, giới thiệu) .- Tái bản lần thứ nhất .- Hà Nội : Giáo dục , 2014 .- 329tr. : ảnh, bản đồ ; 24 cm. .- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
/ 169000

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo nằm giữa biển Đông, như tấm lá chắn cho các dải đất liền dọc bờ biển nước ta từ Quảng Trị đến Cà Mau. Đó là hai quần đảo mà cha ông chúng ta đã chiếm hữu thật sự, chiếm hữu liên tục và hoà bình cách đây hàng mấy trăm năm.Đó là phần lãnh thổ mà các thế hệ người Việt tiếp nối nhau vượt qua dông bão đến với đại dương để khám phá, khai khẩn những vùng đất mới, tạo nên dáng hình Tổ quốc hôm nay.Bộ sách " Hoàng Sa - Trường Sa trong vòng tay Tổ Quốc " gồm 2 tập: 

Tập 1: Nơi đầu sóng ngọn gió:

Tập 2: Nghĩa tình cả nước với Hoàng Sa - Trường Sa.

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam mong muốn góp phần tạo thêm sức lan toả của các cuộc vận động, các chương trình về biển, đảo quê hương trong cộng đống.
  1. |Biển đảo|  2. |Bài báo|  3. Bài viết|  4. Hoàng Sa|  5. Trường Sa|
   I. Minh, Tân.
   895.92208 HC.H2 2014

7.  Giáo dục về biển - đảo Việt Nam : Tài liệu tham khảo dành cho học sinh và giáo viên tiểu học / Nguyễn Đức Vũ (ch.b.), Trần Thị Tuyết Mai .- H. : Giáo dục , 2014 .- 63tr. : minh hoạ ; 27cm .- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
  Tóm tắt: Trình bày tầm quan trọng của giáo dục về biển - đảo, đặc biệt trong giờ lên lớp và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp về: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, kinh tế, an ninh quốc phòng... ở biển Đông và các đảo, quần đảo
   ISBN: 9786040017024 / 35000đ
  1. Biển.  2. Giáo dục tiểu học.  3. Đảo.  4. {Việt Nam}
   I. Trần Thị Tuyết Mai.
   372.891 NDV.GD 2014

 

 

 


1. Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc/ Nguyên Minh, Văn Kình, Minh Lân... ; Trần Hoàng Tiến b.s..- Tái bản lần thứ 1.- H.: Quân đội nhân dân, 2024.- 224 tr.: ảnh; 23 cm.- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
     ISBN: 978-604-485-275-1
     Tóm tắt: Gồm những câu chuyện sinh động về con người, sự kiện gắn liền với những phần lãnh hải của đất nước Việt Nam. Hình ảnh người chiến sỹ hải quân nhân dân kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của đất liền với quân dân trên các đảo....
     Chỉ số phân loại: 320.1509597 XH.CQ 2024
     Số ĐKCB: TK.01272,

2. CAO VĂN LIÊN
    Thuỷ hải chiến Việt Nam trong lịch sử/ Cao Văn Liên.- H.: Nxb. Hà Nội, 2024.- 218 tr.; 23 cm.- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
     ISBN: 978-604-44-0524-7
     Tóm tắt: Gồm những câu chuyện mô tả những trận thuỷ chiến hùng tráng của thuỷ quân Việt Nam như: Thuỷ chiến Bạch Đằng giang 938, Yết Kiêu thuỷ chiến, thuỷ quân chúa Nguyễn đánh tàu Hà Lan, thuỷ chiến Rạch Gầm - Xoài Mút, thuyền đánh cá hải chiến với tàu chiến Mỹ... và vai trò của thuỷ quân Việt Nam trong lịch sử dân tộc.
     Chỉ số phân loại: 359.009597 CVL.TH 2024
     Số ĐKCB: TK.01273,

3. PHẠM ĐỨC DƯƠNG
    Các nền văn hoá biển ở Việt Nam/ Phạm Đức Dương ch.b..- H.: Tri thức, 2024.- 239 tr.: hình vẽ, bảng; 23 cm.- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
     Thư mục trong chính văn
     ISBN: 978-604-484-331-5
     Tóm tắt: Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn biển của Việt Nam; giới thiệu các nền văn hoá biển ở Việt Nam.
     Chỉ số phân loại: 959.701 PDD.CN 2024
     Số ĐKCB: TK.01276,

4. CAO VĂN LIÊM
    Hải đoàn cảm tử huyền thoại/ Cao Văn Liêm.- H.: Nxb. Hà Nội, 2024.- 164 tr.; 23 cm.- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
     ISBN: 978-604-44-0525-4
     Chỉ số phân loại: 895.92234 CVL.HD 2024
     Số ĐKCB: TK.01278, TK.01277,

5. CAO VĂN LIÊM
    Hải đoàn cảm tử huyền thoại/ Cao Văn Liêm.- H.: Nxb. Hà Nội, 2024.- 164 tr.; 23 cm.- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
     ISBN: 978-604-44-0525-4
     Chỉ số phân loại: 895.92234 CVL.HD 2024
     Số ĐKCB: TK.01278, TK.01277,

6. CHU LAI
    Khúc tráng ca về biển: Tiểu thuyết/ Chu Lai.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Quân đội nhân dân, 2024.- 288 tr.; 23 cm.- (Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm)
     ISBN: 978-604-485-277-5
     Chỉ số phân loại: 895.922334 CL.KT 2024
     Số ĐKCB: TK.01274,

Phần mềm dành cho TV huyện và trường học7. Kể chuyện biển đảo Việt Nam. T.4: Các huyện đảo ở miền Nam/ S.t., b.s.: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Lưu Hoa Sơn....- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2014.- 203tr.: ảnh; 19cm.- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     Thư mục: tr. 202
     ISBN: 9786040015082
     Tóm tắt: Giới thiệu về địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên sinh vật, tiềm năng kinh tế và du lịch của huyện đảo Côn Đảo, Kiên Hải và Phú Quốc.
     Chỉ số phân loại: 333.91009597 LMD.K4 2014
     Số ĐKCB: TK.00171, TN.00978,

Phần mềm dành cho TV huyện và trường học8. Kể chuyện biển đảo Việt Nam. T.4: Các huyện đảo ở miền Nam/ S.t., b.s.: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Lưu Hoa Sơn....- Tái bản lần thứ 1.- H.: Giáo dục, 2014.- 203tr.: ảnh; 19cm.- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     Thư mục: tr. 202
     ISBN: 9786040015082
     Tóm tắt: Giới thiệu về địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên sinh vật, tiềm năng kinh tế và du lịch của huyện đảo Côn Đảo, Kiên Hải và Phú Quốc.
     Chỉ số phân loại: 333.91009597 LMD.K4 2014
     Số ĐKCB: TK.00171, TN.00978,

9. HỒNG, CHÂU
    Hoàng Sa Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc. T.2: Nghĩa tình cả nước với Hoàng Sa - Trường sa/ Hồng Châu, Minh Tân (tuyển chọn, giới thiệu).- Tái bản lần thứ nhất.- Hà Nội: Giáo dục, 2014.- 329tr.: ảnh, bản đồ; 24 cm..- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 895.92208 HC.H2 2014
     Số ĐKCB: TK.00175, TK.00174, TK.00173,

10. HỒNG, CHÂU
    Hoàng Sa Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc. T.2: Nghĩa tình cả nước với Hoàng Sa - Trường sa/ Hồng Châu, Minh Tân (tuyển chọn, giới thiệu).- Tái bản lần thứ nhất.- Hà Nội: Giáo dục, 2014.- 329tr.: ảnh, bản đồ; 24 cm..- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 895.92208 HC.H2 2014
     Số ĐKCB: TK.00175, TK.00174, TK.00173,

11. HỒNG, CHÂU
    Hoàng Sa Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc. T.2: Nghĩa tình cả nước với Hoàng Sa - Trường sa/ Hồng Châu, Minh Tân (tuyển chọn, giới thiệu).- Tái bản lần thứ nhất.- Hà Nội: Giáo dục, 2014.- 329tr.: ảnh, bản đồ; 24 cm..- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 895.92208 HC.H2 2014
     Số ĐKCB: TK.00175, TK.00174, TK.00173,

12. NGUYỄN ĐỨC VŨ
    Giáo dục về biển - đảo Việt Nam: Tài liệu tham khảo dành cho học sinh và giáo viên tiểu học/ Nguyễn Đức Vũ (ch.b.), Trần Thị Tuyết Mai.- H.: Giáo dục, 2014.- 63tr.: minh hoạ; 27cm.- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     ISBN: 9786040017024
     Tóm tắt: Trình bày tầm quan trọng của giáo dục về biển - đảo, đặc biệt trong giờ lên lớp và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp về: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, kinh tế, an ninh quốc phòng... ở biển Đông và các đảo, quần đảo.
     Chỉ số phân loại: 372.891 NDV.GD 2014
     Số ĐKCB: TK.00177, TK.00176,

13. NGUYỄN ĐỨC VŨ
    Giáo dục về biển - đảo Việt Nam: Tài liệu tham khảo dành cho học sinh và giáo viên tiểu học/ Nguyễn Đức Vũ (ch.b.), Trần Thị Tuyết Mai.- H.: Giáo dục, 2014.- 63tr.: minh hoạ; 27cm.- (Tủ sách Biển đảo Việt Nam)
     ISBN: 9786040017024
     Tóm tắt: Trình bày tầm quan trọng của giáo dục về biển - đảo, đặc biệt trong giờ lên lớp và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp về: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, kinh tế, an ninh quốc phòng... ở biển Đông và các đảo, quần đảo.
     Chỉ số phân loại: 372.891 NDV.GD 2014
     Số ĐKCB: TK.00177, TK.00176,

      

  Qua những án văn, những câu chữ trong những cuốn sách trên ta như được đốt lên trong lòng một ngọn lửa không thể dập tắt, như rót vào chúng ta nguồn tri thức bất tận về biển đảo quê hương, là tấm khiên che chở mỗi học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung trước bao luồng thông tin thiếu kiểm soát của báo mạng. Vì chỉ khi thấu hiểu rõ về biển đảo quê hương, về Hoàng Sa – trường Sa bất khuất ấy, ta mới hiểu rõ những “tin đồn” mà Trung Quốc đã đưa ra, càng căm ghét hơn cái lòng tham vô đáy của chúng khi dùng bao mưu sâu, kế hiểm để xâm chiếm lấy biển đảo nước ta. Chính vì thế, những quyển sách trên đây chínhlà “một thứ vũ khí thanh cao” kết chặt niềm tin của mỗi người anh em nơi biển đảo, niềm tin yêu về chủ quyền biển đảo: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” trước bao chiêu kế mị dân lệch lạc, cho bao thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng trước vô vàn thông tin sai lệch trên mạng xã hội. “ Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế hệ đã trôi qua” và đó chính là những gì Thư viện muốn mang đến cùng bao bạn đọc, như một lời khẳng định hào hùng, giữ vững niềm tin về chủ quyền biển đảo của nước nhà, về một “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.